Kỹ Thuật In Lụa Là Gì?

Kỹ Thuật In Lụa Là Gì? Có lẽ là câu hỏi rất được nhiều anh chị khách hàng thắc mắc khi công ty bao bì tư vấn về kỹ thuật in lên bao bì của mình. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp cho mọi người về một công nghệ in bao bì có từ rất lâu đời mà hiện vẫn còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bài viết cũng sẽ phân tích ưu nhược điểm của kỹ thuật này. Để mọi người có cơ sở lựa chọn phương pháp in hợp lý với sản phẩm của mình như túi nilon hoặc túi zipper hoặc túi pa hút chân không.

Kỹ Thuật In Lụa Là Gì?

“In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới. Wikipedia

in lụa là gì
in lụa là gì

In lụa trên bao bì nhựa là cũng tương tự như định nghĩa trên, chất liệu ở đây là PE, PP, OPP, PET, HD, PA…Tùy từng loại chất liệu sẽ tương ứng với từng loại mực chuyên dụng. Giúp mực bám chặt vào bề mặt in ấn. Tạo độ sắc nét, tránh bóng chóc trong quá trình sử dụng.

Nguyên lý in lụa

In lụa dựa vào nguyên lý phần mực in sẽ thấm qua lỗ lưới, còn những phần không in đã được bảng in chắn không bị trôi xuống bao bì in. Dùng dao gạt mực để kéo mực qua lại, mỗi lần in sẽ in được 1 màu lên. Sau đó để phơi khô vậy là hoàn thành mẫu in.

Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hành ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.

Kỹ thuật này được áp dụng trên những chất liệu trên nhựa như kể trên. Và những kiểu túi như: túi ép 3 biên, túi zipper đáy đứng , bao bì cà phê….

Nguyên lý kỹ thuật in lụa
Nguyên lý kỹ thuật in lụa

Quy trình in lụa đơn giản:

  • Bước 1: Rửa sạch khung và pha keo: khug có thể bằng gỗ và loại kim loại cao cấp hơn. Phim được in giấy chuyên dụng hoặc chất liệu meca
  • Bước 2: Chụp bản – bước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất liệu in ấn
  • Bước 3: Trộn mực: tùy từng chất liệu bao bì màng cần dùng đúng loại mực để đạt kết quả cao như độ nét, độ bám.
  • Bước 4: Kéo thử và canh chỉnh đúng vị trí túi, lấy tấm lưới đem phơi hoặc dùng bóng điện để phơi khô
  • Bước 5: In thử đến khi đạt hiệu quả là có thể dùng để in hàng loạt
  • Bước 6: Xong thì rửa khung, gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.

Ưu nhược nhiểm của in lụa

  • Ưu điểm:

    • Có thể in bao bì số lượng ít đối với khách hàng mới, sản phẩm chào hàng để thử thị trường
    • Thời gian in nhanh
    • Không mất chi phí làm trục in ống đồng
    • Thay đổi mẫu mã liên tục mà không mất chi phí phát sinh.
    • Chi phí đầu tư rẻ, dễ dàng, dễ học.
  • Nhược điểm:

    • Sản phẩm cần số lượng lớn sẽ không đáp ứng được, nếu không đầu tư nhiều dàn in
    • In chất lượng không sắc nét bằng các kỷ thuật khác.
    • Sản phẩm in mặt ngoài, nên khi sản phẩm bị cọ sát sẽ chóc mực.
    • Không in được hình ảnh chuyển sắc.

Ứng dụng của kỷ thuật in lụa:

Kỷ thuật in lụa có thể áp dụng trong nhiều ngành như bao bì, vải, quần áo, thủy tinh, văn phòng phẩm, gỗ, kim loại…bao bì Khởi Phát chuyên in ấn trong lĩnh vực bao bì nhựa. Sau đây một số sản phẩm mà chúng tôi đã in ấn cho khách hàng:

in túi zip đáy đứng đựng cà phê
in túi zip đáy đứng đựng cà phê
túi nilong quai siêu thị
túi nilong quai siêu thị
Túi ni lông pe trong suốt
Túi ni lông pe trong suốt
Túi zipper chỉ đỏ đủ size
Túi zipper chỉ đỏ đủ size

Kết luận:

Hiện tại, với nền khoa hoặc đã phát triển. Ngành sản xuất in ấn bao bì cũng không nằm ngoài guồn quay của thời gian. Tùy vào nhu cầu, thiết kế, số lượng, sản phẩm đựng mà khách hàng có rất nhiều lựa chọn kỹ thuật in ấn phù hợp. Hi vọng bài viết đã phần nào giúp anh chị hỏi thêm về kỹ thuật in lụa này.